Nhà khoa học máy tính người Mỹ, “cha đẻ” định dạng ảnh GIF – Steve Wilhite – đã qua đời vì Covid-19. Theo Katheleen - vợ của ông, ông mắc Covid-19 vào ngày 1/3. Mọi người sẽ nhớ đến ông như một người tử tế, khiêm nhường dù đạt nhiều thành tựu lớn.
Đồng nghiệp cũ Dave Eastburn mô tả ông là người có tầm nhìn xa trông rộng đích thực, người tiên phong trong lĩnh vực điện toán trực tuyến. Sinh thời, ông là con người thông minh, toàn diện, chính trực và luôn nói những gì ông tin là đúng đắn, Jane Henderson - một đồng nghiệp khác của ông chia sẻ.
Trả lời trang NPR qua điện thoại, vợ ông cho biết, sáng ngày 14/3, ông ngủ dậy và nói cảm thấy không ổn. Sau đó, ông bị sốt và nhanh chóng chuyển nặng. Bà Katheleen đưa chồng đến bện viện gần nhà, nơi ông được điều trị bằng kháng sinh trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Cuối cùng, ông rơi vào hôn mê.
Ngày 14/3, bệnh viện gọi cho bà và thông báo cần đến ngay vì tình hình của ông Wilhite xấu đi. Không lâu sau, ông ra đi, hưởng thọ 74 tuổi.
Trước khi qua đời, ông vẫn miệt mài trong phòng làm việc, mày mò sáng tạo các chương trình máy tính.
Ông Wilhite phát minh ảnh GIF vào năm 1987 khi đang là kỹ sư trưởng tại CompuServe, nhà cung cấp dịch vụ Internet nay thuộc Verizon. Năm 2013, ông được trao Giải thưởng thành tựu trọn đời Webby vì “tác động không thể đong đếm đối với giao diện người dùng Web”.
“Tôi nghĩ ảnh GIF đầu tiên là một chiếc máy bay”, ông nói với tờ Daily Dot vào tháng 5/2012. Định dạng GIF giúp chuyển các hình ảnh hiệu quả hơn trong thập niên 80, khi kết nối Internet còn chậm chạp. Steve vẫn làm việc ở công ty cho đến năm 2001, trước khi bị đột quỵ và nghỉ hưu năm 2001.
Cho tới nay, GIF vẫn là phương tiện giao tiếp quen thuộc trên Internet. “Nếu không có GIF, thế giới Internet mà chúng ta biết hẳn sẽ rất khác”, Jason Reed – Giám đốc nghệ thuật Daily Dot – chia sẻ.
Du Lam (Theo NPR, ABC News)
Startup vũ trụ ảo Make in Vietnam của "cha đẻ" Face Dance Challenge - Nguyễn Xuân Giang hiện được định giá lên tới hàng trăm triệu USD.
" alt=""/>“Cha đẻ” ảnh GIF qua đời vì CovidNgày 30/9, nhân kỷ niệm 30 năm ngày nước Đức tái thống nhất (3/10/1990-3/10/2020), Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner chủ trì họp báo để thông tin về ý nghĩa của sự kiện này, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Đức - Việt Nam. Năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Trong quãng thời gian đó quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển liên tục.
Đức và Việt Nam hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực như chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo... Bảo vệ môi trường và cung cấp năng lượng bằng cách tăng cường khai thác các nguồn năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng là những trọng tâm của các nỗ lực hợp tác phát triển của Đức tại Việt Nam.
Chẳng hạn, vào tháng 6, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) trực thuộc Bộ Công Thương cùng với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường Năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM)” tại Hà Nội. Dự án được thực hiện từ năm 2019 tới 2023 nhằm phát triển các điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng năng lượng sinh học bền vững để phát điện và nhiệt ở Việt Nam.
Cụ thể, dự án BEM hỗ trợ thực hiện để đạt các mục tiêu về năng lượng tái tạo được nêu trong Quy hoạch phát triển điện VII sửa đổi, Chiến lược tăng trưởng xanh và Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Dự án BEM do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMU) tài trợ thông qua Chương trình Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) và do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và GIZ thực hiện.
Đại sứ Guido Hildner tin tưởng Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ thúc đẩy những khuynh hướng phát triển này. Thời gian tới, năng lượng gió tiếp tục là ưu tiên hợp tác giữa Đức và Việt Nam, bên cạnh các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo.
Hải Lam
Trong phiên diễn đàn vừa qua, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương chia sẻ rằng, để phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo, các dự án nên chuyển sang cơ chế đấu thầu.
" alt=""/>Năng lượng là trọng tâm nỗ lực phát triển của Đức tại Việt NamÔng Thiều Phương Nam cho biết, hiện tại, việc phát triển mạng 5G đang ở trong giai đoạn quy chuẩn trước khi được thương mại hóa. Trong năm 2015, Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) đã tổ chức nhiều cuộc họp để các quốc gia sẽ thống nhất với nhau về một chuẩn chung đối với mạng 5G. Theo kế hoạch, đến năm 2017, các tổ chức viễn thông trên thê giới sẽ thống nhất với nhau về chuẩn 5G bao gồm như chuẩn về tốc độ, thiết bị đầu cuối, thiết bị hạ tầng... Các quy chuẩn này sẽ được áp dụng đối với mọi thị trường trên toàn cầu.
" alt=""/>Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương: '5G sinh ra không để dành cho smartphone'